Bosman là gì: Tròn 30 năm phán quyết thay đổi lịch sử túc cầu

  • 16:14 - 19/03/2024

Cách đây gần 3 thập kỷ, Jean Marc Bosman đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới với một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, mà từ đấy, mở ra cơ hội cho các cầu thủ thế hệ sau trở thành triệu phú và làm thay đổi cả bộ mặt làng túc cầu. Vậy Bosman là gì? Tại sao đạo luật mang tên ông lại nổi tiếng đến vậy? Cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu ngay hôm nay.

Bosman là gì?

bosman-la-gi
Bosman là gì?

Bosman, nếu nói về tài năng bóng đá, ông chỉ là một cái tên vô danh. Nhưng tuyển thủ người Bỉ đã làm một điều mà đến tận ngày nay, ảnh hưởng của nó đến thế giới bóng đá vẫn vô cùng mạnh mẽ. Đó chính là “Đạo luật Bosman”.

Vậy để hiểu rõ đạo luật hay phán quyết Bosman là gì, chúng ta cần biết được Bosman là ai.

Bosman là cựu cầu thủ người Bỉ, có tên đầy đủ là Jean Marc Bosman. Thời còn thi đấu, cầu thủ sinh năm 1964 này có một sự nghiệp chỉ ở dạng “trung bình khá”.

Có chăng, những dấu ấn đáng kể nhất của ông là khoảng thời gian khoác áo ông lớn nước Bỉ Standard de Liege và sau đó là RFC Liege từ năm 1983 – 1990. Bên cạnh đó, Bosman cũng từng được gọi vào đội tuyển trẻ của ĐTQG Bỉ.

Nhìn chung, về phương diện chuyên môn, sẽ thật khập khiễng khi đặt Bosman “chung mâm” với những người đồng hương huyền thoại cùng thời như Jean Marie Pfaff, Enzo Scifo, Luc Nilis hay Jean Marie Pfaff…

Phán quyết Bosman là gì?

phan-quyet-bosman-la-gi
Phán quyết Bosman là gì?

Quay lại mùa Hè 1990, hợp đồng giữa Bosman và RFC Liege hết hạn hiệu lực. Dù đề nghị Bosman ký hợp đồng mới nhưng do khó khăn về mặt tài chính, câu lạc bộ Bỉ chỉ đồng ý trả ông mức lương 500 euro/tuần (giảm 75% so với hợp đồng cũ).

Không đồng ý đề nghị “quá đáng” này, Bosman tìm kiếm bến đỗ mới và nhận lời mời khoác áo CLB tại Ligue 1, Dunkerque. Tuy nhiên, RFC Liege lại gây khó dễ khi không cho phép Bosman ra đi.

Họ đưa ra mức phí chuyển nhượng điên rồ từ 250.000 euro rồi tăng lên 500.000 euro cho Dunkerque để đổi lấy một cầu thủ làng nhàng như Bosman. Tất nhiên, thương vụ này không bao giờ thành hiện thực.

Ngay sau đó, Bosman lại nhận được lời mời chơi bóng từ Maastricht đang thi đấu ở giải VĐQG Hà Lan. Nhưng một lần nữa, Liege vẫn “đì” tuyển thủ người Bỉ bằng cách đưa ra mức phí chuyển nhượng trên trời cho cầu thủ sắp hết hạn hợp đồng.

Rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan và bất bình vì sự quá đáng của Liege, trong cơn tuyệt vọng, Bosman quyết làm “ra ngô ra khoai” và chính thức khởi kiện đội bóng chủ quản vào tháng 8/1990.

5 năm ròng rã, Bosman rong ruổi kiện tụng khắp nơi, từ Liên đoàn Bóng đá Bỉ, UEFA tới cơ quan bóng đá quyền lực nhất thế giới FIFA. Và cuối cùng, ông cũng đã toại nguyện.

Đạo luật thế kỷ ra đời

Ngày 15/12/1995, Tòa án châu Âu ra tuyên bố Bosman là người dành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý với RFC Liege. Không có cơ sở pháp lý nào để công nhận quyền sở hữu của một đội bóng đối với cầu thủ (người lao động) đã hết hợp đồng.

Như vậy, một cầu thủ chuyên nghiệp khi hết hạn hợp đồng với đội bóng chủ quản, sẽ được tự do chuyển tới đội bóng mới.

Cùng với đó, dựa trên Điều 39 về quyền tự do thay đổi nơi làm việc của công dân EU, “Phán quyết Bosman” – mang tên của chính tiền vệ người Bỉ – chính thức được ra đời.

Phán quyết này cũng là bước ngoặt vĩ đại xóa bỏ quy định hạn chế cầu thủ nước ngoài thuộc liên minh châu Âu ra sân tại các giải VĐQG ở lục địa già.

Cụ thể, trước đạo luật Bosman là gì, suất ngoại binh cho các đội bóng khi thi đấu tại các cúp châu Âu là 3, thì giờ đây, cầu thủ chuyên nghiệp thuộc liên minh EU sẽ không phải tính là 1 ngoại binh nữa.

Rõ ràng, với đạo luật này, cánh cửa đến thi đấu tại các đội bóng hàng đầu châu Âu đã mở toang với rất nhiều cầu thủ ở các nước như Bỉ, CH Czech, Serbia, Hy Lạp,…

Luật Bosman giúp các cầu thủ hưởng lợi

luat-bosman-giup-cac-cau-thu-huong-loi
Luật Bosman giúp các cầu thủ hưởng lợi

Sau cuộc chiến pháp lý lịch sử năm nào, rất nhiều cầu thủ hưởng lợi trong việc đàm phán hợp đồng. Thông qua “Phán quyết Bosman”, các cầu thủ không còn là những người bị động, thay vào đó, họ còn gây sức ép ngược lại buộc câu lạc bộ chủ quản phải tăng lương, cùng mức thù lao tương xứng với giá trị của họ trên thị trường.

Nếu không được tăng lương, khi hợp đồng hết hạn, cầu thủ sẽ rời đi và đội bóng chủ quản sẽ không thu được dù chỉ một xu phí chuyển nhượng.

Chả nói đâu xa, cứ thử nhìn trường hợp của Kylian Mbappe mà xem. Những mùa giải vừa qua, ngôi sao người Pháp nằng nặc đòi chuyển sang Real khi hợp đồng của anh cùng PSG chỉ còn thời hạn 6 tháng.

Và để ra sức giữ chân Mbappe ở lại, ban lãnh đạo đội chủ sân công viên các hoàng tử đã phải trả cho tiền đạo 25 tuổi mức lương cao ngất ngưỡng cùng những đặc quyền có 1-0-2 trong lịch sử.

Hay như trước đây, cũng nhờ phán quyết Bosman là gì, Rooney, David De Gea làm mình làm mẩy đòi chia tay đội chủ sân Old Trafford. Và thế là, để giữ chân, Quỷ đỏ đã phải trao cho cả hai một bản hợp đồng mới đi kèm mức lương cực khủng so với mặt bằng chung.

Thay đổi bộ mặt bóng đá châu Âu

bosman-thay-doi-bo-mat-bong-da-chau-au
Bosman thay đổi bộ mặt bóng đá châu Âu

Như Xoilac Live đã đề cập, trước khi đạo luật Bosman ra đời, các đội bóng tại châu Âu khi tham dự các đấu trường cúp như cúp C1, cúp C2, siêu cúp châu Âu,… chỉ được phép sử dụng tối đa 3 ngoại binh. Ví dụ với các đội bóng Anh, những cầu thủ ngoài vương quốc Anh sẽ tính là 1 ngoại binh. 

Bởi thế mà ở mùa giải 1994/95, 1 năm trước khi phán quyết Bosman, MU khi đó đối đầu với Barcelona tại Champions League. Do chỉ có 3 suất dành cho cầu thủ ngoại, Alex Ferguson buộc phải cất Peter Schmeichel trên băng ghế dự bị và thay thế bằng cái tên Gary Walsh. Kết quả, Quỷ đỏ bị đại diện Tây Ban Nha đè bẹp với tỷ số 4-0.

Nhưng khi quy định các cầu thủ trong khối liên minh châu Âu không còn tính là 1 ngoại binh thì Sir Alex cùng Man United lên ngôi tại Champions League chỉ… 4 năm sau phán quyết thế kỷ ấy.

Chừng đó là đủ để thấy phán quyết Bosman có ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến bộ mặt của bóng đá châu Âu.

Thực tế, nhờ Bosman, các đội bóng lớn tại lục địa già như Real, Barca, Bayern, MU, Liverpool, Inter, AC Milan… không ngừng tăng cường sức mạnh, “hút máu” đối thủ với các cầu thủ có quốc tịch châu Âu và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về mặt trình độ giữa các nền bóng đá

Đơn cử trong 30 năm trở lại đây (từ mùa giải 1995/96 đến 2023/24), chỉ có 3 lần, trận chung kết tại cúp C1 châu Âu có sự góp mặt của 1 đội bóng không thuộc nhóm 4 giải VĐQG hàng đầu Premier League, Serie A, Bundesliga, và La Liga.

Đó là PSG ở mùa bóng 2019/20, Monaco, Porto mùa 2003/04 và Ajax mùa 1995/96. Nhìn lại 10 năm trước khi có đạo luật Bosman là gì, các cái tên như Porto, Steaua Bucharest, Red Star Belgrade, PSV Eindhoven và Ajax có thể dễ dàng xưng bá trời Âu thì bây giờ, khả năng lên ngôi của các đội bóng này có lẽ chỉ đến… trong mơ.

Bosman làm sụp đổ “đế chế” Ajax

bosman-lam-sup-do-de-che-ajax
Bosman làm sụp đổ “đế chế” Ajax

Lấy ví dụ về Ajax những năm 1990, nhà vô địch Hà Lan khi đó đăng quang tại Champions League mùa 1994/95 và lọt vào trận chung kết chỉ 1 năm sau. Ngày ấy, Ajax là thế lực lớn của bóng đá châu Âu.

Thế nhưng, chỉ vài năm sau phán quyết Bosman (các cầu thủ được CNTD vào cuối hợp đồng), nó đã làm thay đổi hoàn toàn đội hình và phá hủy “đế chế” Ajax theo cách không thể kiểm soát.

Seedorf và Rijkaard là những quân domino đầu tiên từ chối gia hạn hợp đồng với Ajax để gia nhập Sampdoria. 1 năm sau, lợi dụng luật Bosman, Edgar Davids và Michael Rieziger chuyển sang AC Milan. 2 người đồng đội Kluivert và Winston Bogarde cũng làm điều tương tự.

Chỉ trong 2 mùa giải, 6 ngôi sao hay nhất đội bóng rời đi mà Ajax không thu về được đồng nào. Chưa dừng lại ở đó, đội bóng Hà Lan tiếp tục phải chia tay Nwankwo Kanu (1996, tới Inter Milan), Marc Overmars (1997, tới Arsenal), Van der Sar (1999, tới Juve).

Cuối cùng đế chế Ajax tan rã và cơ hội để lại một lần nữa lên ngôi tại Champions League gần như không thể.

Người hùng Bosman bị lãng quên

nguoi-hung-bosman-bi-lang-quen
Người hùng Bosman bị lãng quên

Nhớ lại về vụ kiện lịch sử, Bosman chia sẻ ban đầu các luật sư nói sẽ chỉ mất 15 ngày nhưng hóa ra lại mất tới 5 năm.

Khi khởi kiện vào mùa Thu 1990, Bosman 25 tuổi. Nhưng đến khi vụ kiện kết thúc vào mùa Đông 1995, ông đã ở tuổi 31. Cứ thế, cả thời đỉnh cao chơi bóng của ông đã dành cho cuộc chiến pháp lý.

Nhưng không vì thế mà ông được NHM hay đồng đội tán dương. Dù phán quyết năm 1995 giúp tất cả cầu thủ được hưởng lợi nhưng trước đó, không ai muốn dây vào chuyện này vì sợ bị treo giày.

Không những thế, truyền thông Bỉ không ngừng công kích và buông tha người đàn ông tội nghiệp này. 29 năm, ở tuổi 60, bóng đá đã rời xa Bosman.

Mất người vợ đầu tiên, mất tiền, mất chiếc Porsche yêu quý, cầu thủ từng làm khuynh đảo làng bóng đá châu Âu chia sẻ gần như tán gia bại sản sau vụ kiện.

“Ai cũng nghĩ tôi sẽ kiếm được cả gia tài cơ đấy, nhưng thực tế tôi chỉ lĩnh 200.000 bảng từ FIFPRo cho việc thắng kiện. Số tiền này có khi còn thấp hơn một tuần lương của hàng chục cầu thủ hiện tại”, Bosman chia sẻ.

Lời kết

Dù là “lá cờ đầu” trong việc giúp các cầu thủ thế hệ hiện tại trở thành những triệu phú bóng đá, nhưng khi nhắc đến Bosman là gì, hầu như chả ai biết đến ông.

Thiệt thòi đủ đường, nhưng tiền vệ người Bỉ vẫn vui vẻ và tự hào về những gì mình đã làm cho thế giới bóng đá. Đồng thời, người đàn ông 60 tuổi cũng hóm hỉnh cho rằng, những siêu sao giàu có như Mbappe, Neymar, Messi, Ronaldo,… nên đến gặp ông để nói lời cảm ơn.

Sau tất cả, Bosman giờ đây đã có gia đình mới và sống cùng 3 người con. Mục tiêu lớn nhất với Bosman giờ chỉ là cố gắng sống vui vẻ, tử tế và kiếm tiền nuôi các con. Với Bosman, vinh quang lớn nhất trong đời là cách ông đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và cố gắng.

Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả đã hiểu hơn về cái tên Bosman và đạo luật thế kỷ mang tên ông. Cảm ơn đã đồng hành cùng XoilacTV trong bài viết này, hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị sắp tới.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2